Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
272439

BẢN TIN Phòng chống bệnh Dại động vật

Ngày 25/04/2024 00:00:00

Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong 3 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn cả nước đã xảy ra 56 ổ bệnh Dại trên động vật tại 25 tỉnh, thành phố và 27 ca tử vong trên người tăng gần gấp 3 so với cùng kỳ năm 2023.

 Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tính riêng những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 06 ổ dịch bệnh Dại tại huyện Thạch Thành (xã Thạch Tượng), huyện Như Xuân (xã Bãi Trành và Xuân Bình), huyện Thường Xuân (xã Vạn Xuân), huyện Quan Hóa (thị trấn Hồi Xuân và xã Phú Nghiêm) làm 02 người tử vong và 95 người bị phơi nhiễm.

Để chủ động trong công tác phòng, chống bệnh Dại động vật Trạm y tế thị trấn Triệu Sơn hướng dẫn người chăn nuôi cách nhận biết và một số biện pháp phòng chống bệnh như sau:

1.     Nguyên nhân gây bệnh

-   Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật.

-   Vi rút Dại có hướng thần kinh, bắt nguồn từ não và tủy sống. Con vật bị bệnh thường điên cuồng hay bại liệt rồi chết. Ở nước ta, nguồn bệnh dại chủ yếu từ chó, mèo.

-   Thời gian ủ bệnh ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn; khi đã lên cơn dại, kể cả động vật người đều dẫn đến tử vong.

2.  Triệu chứng bệnh:

a.  Đối với chó: Chó mắc bệnh Dại thường xảy ra hai thể:

-     Thể điên cuồng: Chó dại lên cơn dữ dội, hàm trễ, mắt đỏ ngầu, mất kiểm soát, chảy dãi, sùi bọt mép trắng như xà phòng, chạy như điên lao vào mọi người kể cả chủ cắn xé. Chó sợ gió, sợ nước, bỏ nhà đi lung tung; chó gầy rất nhanh rồi chuyển sang bại liệt và chết.

-   Thể bại liệt: Chó thể hiện các trạng thái bất thường: Buồn bã, ngơ ngác, bồn chồn, ăn ít hay bỏ ăn. Sau đó lặng lẽ chui vào xó tối nằm lì - gọi là thể dại “câm” hay thể dại “im lặng”. Vài ngày sau đó chó bị liệt chân, liệt hàm (hàm


 

trễ), lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do và không cắn được, chó gầy sút nhanh, nằm một chỗ rồi chết.

b.  Đối với mèo:

Khi mèo mắc bệnh, thường có biểu hiện núp mình vào chỗ vắng, bóng tối, hay kêu, bồn chồn, không nằm yên một chỗ, khi người chạm vào thì cắn hoặc cào rất mạnh.

3.  Các biện pháp phòng chống bệnh Dại động vật:

-    Tại các hộ dân có nuôi chó, mèo phải khai báo với Chính quyền địa phương để lập sổ quản lý chó, mèo nuôi. Phải xích hoặc nhốt chó trong chuồng nuôi, không được thả rông. Khi cho chó ra ngoài, nơi công cộng phải có dây xích, rọ mõm và có người dắt.

-   Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi nhốt chó, mèo; thực hiện tiêm phòng bệnh Dại theo quy định. Trước khi tiêm phòng, người nuôi cần phải đăng ký với địa phương, đồng thời bắt giữ chó, mèo để hỗ trợ nhân viên thú y thực hiện tiêm phòng được thuận lợi. Sau khi tiêm phòng cần xích, nhốt và theo dõi tình trạng sức khỏe của chó, mèo thấy có hiện tượng khác thường phải báo ngay với cán bộ thú y để được xử kịp thời.

-   Trường hợp nếu chó cắn người, cần rửa ngay vết cắn bằng xà phòng đặc liên tục dưới vòi nước chảy 15 phút và đến ngay Trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn các biện pháp điều trị. Tuyệt đối không được tự ý điều trị khi nghi bị chó dại cắn.

-   Trường hợp không biết rõ nguồn gốc của con chó đã cắn người thì phải áp dụng ngay các biện pháp điều trị dự phòng cho người như bị chó dại cắn.

-   Khi phát hiện chó, mèo có những biểu hiện bất thường như bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao, hung dữ khác thường, nghi mắc dại cắn người, phải nhốt cách ly để theo dõi, đồng thời báo cáo ngay với nhân viên, Chính quyền địa phương, Trạm Y tế  để xác minh và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời.

-   Không vận chuyển, giết mổ chó, mèo các động vật nghi nhiễm Dại.

-   Tiêu huỷ xác chó, mèo hoặc súc vật nghi chết vì bệnh Dại, tiêu độc môi trường chăn nuôi.

-   Các trường hợp không chấp hành tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi hoặc làm lây lan dịch bệnh sẽ bị xử phạt theo Văn bản hợp nhất số 02/VBHN- BNNPTNT ngày 28/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Thú y.

Trên đây là một số hướng dẫn của UBND thị trấn Triệu Sơn về phòng chống bệnh Dại động vật, đề nghị các tổ dân phố tăng cường chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả hướng dẫn trên./. Nguồn : Trạm Y tế thị trấn

 

 

 

BẢN TIN Phòng chống bệnh Dại động vật

Đăng lúc: 25/04/2024 00:00:00 (GMT+7)

Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong 3 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn cả nước đã xảy ra 56 ổ bệnh Dại trên động vật tại 25 tỉnh, thành phố và 27 ca tử vong trên người tăng gần gấp 3 so với cùng kỳ năm 2023.

 Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tính riêng những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 06 ổ dịch bệnh Dại tại huyện Thạch Thành (xã Thạch Tượng), huyện Như Xuân (xã Bãi Trành và Xuân Bình), huyện Thường Xuân (xã Vạn Xuân), huyện Quan Hóa (thị trấn Hồi Xuân và xã Phú Nghiêm) làm 02 người tử vong và 95 người bị phơi nhiễm.

Để chủ động trong công tác phòng, chống bệnh Dại động vật Trạm y tế thị trấn Triệu Sơn hướng dẫn người chăn nuôi cách nhận biết và một số biện pháp phòng chống bệnh như sau:

1.     Nguyên nhân gây bệnh

-   Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật.

-   Vi rút Dại có hướng thần kinh, bắt nguồn từ não và tủy sống. Con vật bị bệnh thường điên cuồng hay bại liệt rồi chết. Ở nước ta, nguồn bệnh dại chủ yếu từ chó, mèo.

-   Thời gian ủ bệnh ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn; khi đã lên cơn dại, kể cả động vật người đều dẫn đến tử vong.

2.  Triệu chứng bệnh:

a.  Đối với chó: Chó mắc bệnh Dại thường xảy ra hai thể:

-     Thể điên cuồng: Chó dại lên cơn dữ dội, hàm trễ, mắt đỏ ngầu, mất kiểm soát, chảy dãi, sùi bọt mép trắng như xà phòng, chạy như điên lao vào mọi người kể cả chủ cắn xé. Chó sợ gió, sợ nước, bỏ nhà đi lung tung; chó gầy rất nhanh rồi chuyển sang bại liệt và chết.

-   Thể bại liệt: Chó thể hiện các trạng thái bất thường: Buồn bã, ngơ ngác, bồn chồn, ăn ít hay bỏ ăn. Sau đó lặng lẽ chui vào xó tối nằm lì - gọi là thể dại “câm” hay thể dại “im lặng”. Vài ngày sau đó chó bị liệt chân, liệt hàm (hàm


 

trễ), lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do và không cắn được, chó gầy sút nhanh, nằm một chỗ rồi chết.

b.  Đối với mèo:

Khi mèo mắc bệnh, thường có biểu hiện núp mình vào chỗ vắng, bóng tối, hay kêu, bồn chồn, không nằm yên một chỗ, khi người chạm vào thì cắn hoặc cào rất mạnh.

3.  Các biện pháp phòng chống bệnh Dại động vật:

-    Tại các hộ dân có nuôi chó, mèo phải khai báo với Chính quyền địa phương để lập sổ quản lý chó, mèo nuôi. Phải xích hoặc nhốt chó trong chuồng nuôi, không được thả rông. Khi cho chó ra ngoài, nơi công cộng phải có dây xích, rọ mõm và có người dắt.

-   Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi nhốt chó, mèo; thực hiện tiêm phòng bệnh Dại theo quy định. Trước khi tiêm phòng, người nuôi cần phải đăng ký với địa phương, đồng thời bắt giữ chó, mèo để hỗ trợ nhân viên thú y thực hiện tiêm phòng được thuận lợi. Sau khi tiêm phòng cần xích, nhốt và theo dõi tình trạng sức khỏe của chó, mèo thấy có hiện tượng khác thường phải báo ngay với cán bộ thú y để được xử kịp thời.

-   Trường hợp nếu chó cắn người, cần rửa ngay vết cắn bằng xà phòng đặc liên tục dưới vòi nước chảy 15 phút và đến ngay Trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn các biện pháp điều trị. Tuyệt đối không được tự ý điều trị khi nghi bị chó dại cắn.

-   Trường hợp không biết rõ nguồn gốc của con chó đã cắn người thì phải áp dụng ngay các biện pháp điều trị dự phòng cho người như bị chó dại cắn.

-   Khi phát hiện chó, mèo có những biểu hiện bất thường như bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao, hung dữ khác thường, nghi mắc dại cắn người, phải nhốt cách ly để theo dõi, đồng thời báo cáo ngay với nhân viên, Chính quyền địa phương, Trạm Y tế  để xác minh và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời.

-   Không vận chuyển, giết mổ chó, mèo các động vật nghi nhiễm Dại.

-   Tiêu huỷ xác chó, mèo hoặc súc vật nghi chết vì bệnh Dại, tiêu độc môi trường chăn nuôi.

-   Các trường hợp không chấp hành tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi hoặc làm lây lan dịch bệnh sẽ bị xử phạt theo Văn bản hợp nhất số 02/VBHN- BNNPTNT ngày 28/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Thú y.

Trên đây là một số hướng dẫn của UBND thị trấn Triệu Sơn về phòng chống bệnh Dại động vật, đề nghị các tổ dân phố tăng cường chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả hướng dẫn trên./. Nguồn : Trạm Y tế thị trấn