Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
272439

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Ngày 25/04/2024 00:00:00

Thưa quý vị và bà con nhân dân!

 Tiểu đường (đái tháo đường) hiện nay là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến. Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất thế giới. Bên cạnh đó, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ở những người trẻ tuổi hơn cũng dần tăng cao.

Bệnh gây ra biến chứng nguy hiểm như: mắt có thể dẫn đến mù lòa, suy thận,  hoại tử phải cắt cụt chi; tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…và có thể dẫn tới tử vong.

 Theo tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, bệnh đái tháo đường là “kẻ giết người thầm lặng" vì bệnh diễn biến âm thầm làm cho người bệnh dễ nảy sinh tâm lý chủ quan, xem thường, có tới 65% người bệnh không biết mình mắc bệnh.          1. Nguyên nhân của bệnh.

  Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường là do tuyến tụy không sản xuất đủ chất điều hòa lượng đường trong máu (Insulin) hoặc do cơ thể không sử dụng hiệu quả chất này, gây nên rối loạn chuyển hóa làm tăng lượng đường trong máu. Bệnh liên quan tới các yếu tố như di truyền, lão hóa và đặc biệt nguyên nhân chính là do lối sống thiếu lành mạnh với các hành vi nguy cơ cao như ăn uống không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, thể thao, hút thuốc và lạm dụng rượu bia.

2. Biểu hiện, triệu chứng của bệnh:

- Người bệnh thèm ăn, ăn nhiều, nhiều người gầy sút nhanh, trẻ chậm phát triển.

- Khát nước, uống nhiều,đi tiểu nhiều, nhất là ban đêm

Nước tiểu có nồng độ đường cao, ruồi bâu, kiến đậu, khi khô thường để lại các vết bẩn hoặc mảng trắng
        - Người đái tháo đường thường dễ bị cảm và nhiễm trùng
        - Ở những người béo phì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tăng, người béo phì độ I có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng lên gấp 4 lần, người béo phì độ II tỷ lệ bệnh tăng lên 30 lần so với bình thường. Người ít hoạt động thể lực, người cao tuổi tỷ lệ mắc đái tháo đường cũng cao hơn.

Còn lại thường không rõ triệu chứng hoặc rất ít các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài, bệnh thường tiến triển rất âm thầm, hậu quả lâu dài rất nặng nề

   3. Phát hiện bệnh đái tháo đường:

       Chủ yếu dựa vào xét nghiệm máu đo đường huyết lúc đói.

  4. Các biện pháp phòng bệnh đái tháo đường::

- Cần có chế độ ăn uống hợp lý nhằm kiểm soát cân nặng và lượng mỡ dư thừa,

- Ăn nhiều rau, trái cây.

- Tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm nhiều chất béo,

- Nói không với hút thuốc,

- Không lạm dụng rượu, bia,

- Tăng cường hoạt động thể lực,

- Cần đi xét nghiệm máu để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường.Nguồn :Tram y tế thị trấn Triệu Sơn

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Đăng lúc: 25/04/2024 00:00:00 (GMT+7)

Thưa quý vị và bà con nhân dân!

 Tiểu đường (đái tháo đường) hiện nay là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến. Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất thế giới. Bên cạnh đó, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ở những người trẻ tuổi hơn cũng dần tăng cao.

Bệnh gây ra biến chứng nguy hiểm như: mắt có thể dẫn đến mù lòa, suy thận,  hoại tử phải cắt cụt chi; tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…và có thể dẫn tới tử vong.

 Theo tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, bệnh đái tháo đường là “kẻ giết người thầm lặng" vì bệnh diễn biến âm thầm làm cho người bệnh dễ nảy sinh tâm lý chủ quan, xem thường, có tới 65% người bệnh không biết mình mắc bệnh.          1. Nguyên nhân của bệnh.

  Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường là do tuyến tụy không sản xuất đủ chất điều hòa lượng đường trong máu (Insulin) hoặc do cơ thể không sử dụng hiệu quả chất này, gây nên rối loạn chuyển hóa làm tăng lượng đường trong máu. Bệnh liên quan tới các yếu tố như di truyền, lão hóa và đặc biệt nguyên nhân chính là do lối sống thiếu lành mạnh với các hành vi nguy cơ cao như ăn uống không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, thể thao, hút thuốc và lạm dụng rượu bia.

2. Biểu hiện, triệu chứng của bệnh:

- Người bệnh thèm ăn, ăn nhiều, nhiều người gầy sút nhanh, trẻ chậm phát triển.

- Khát nước, uống nhiều,đi tiểu nhiều, nhất là ban đêm

Nước tiểu có nồng độ đường cao, ruồi bâu, kiến đậu, khi khô thường để lại các vết bẩn hoặc mảng trắng
        - Người đái tháo đường thường dễ bị cảm và nhiễm trùng
        - Ở những người béo phì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tăng, người béo phì độ I có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng lên gấp 4 lần, người béo phì độ II tỷ lệ bệnh tăng lên 30 lần so với bình thường. Người ít hoạt động thể lực, người cao tuổi tỷ lệ mắc đái tháo đường cũng cao hơn.

Còn lại thường không rõ triệu chứng hoặc rất ít các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài, bệnh thường tiến triển rất âm thầm, hậu quả lâu dài rất nặng nề

   3. Phát hiện bệnh đái tháo đường:

       Chủ yếu dựa vào xét nghiệm máu đo đường huyết lúc đói.

  4. Các biện pháp phòng bệnh đái tháo đường::

- Cần có chế độ ăn uống hợp lý nhằm kiểm soát cân nặng và lượng mỡ dư thừa,

- Ăn nhiều rau, trái cây.

- Tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm nhiều chất béo,

- Nói không với hút thuốc,

- Không lạm dụng rượu, bia,

- Tăng cường hoạt động thể lực,

- Cần đi xét nghiệm máu để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường.Nguồn :Tram y tế thị trấn Triệu Sơn