Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
272439

Thị trấn Triệu Sơn: tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Dại, cúm gia cầm

Ngày 25/03/2024 00:00:00

Ngày 04/3/2024, UBND thị trấn Triệu Sơn ban hành công văn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Dại, cúm gia cầm. Nội dung công văn như sau

 Thực hiện Công văn số 515/UBND - NN ngày 26/02/2024 của UBND huyện Triệu Sơn về việc tập trung tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm, bệnh dại.

Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương, trong năm 2023, cả nước đã xuất hiện 20 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1 tại 17 huyện của 11 tỉnh, thành phố với số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 36.606 con; trong các tháng đầu năm 2024 đã xảy ra các ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1 tại các tỉnh Bắc Ninh, Ninh Bình, Tiền Giang và Long An với số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy bắt buộc là trên 6.600 con. Bệnh dại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa những tháng cuối năm  2023 và đầu năm 2024 đã xảy ra 04 ổ bệnh Dại, làm 2 người chết và 86 người phơi nhiễm, hàng năm có khoảng 10.000 người phải điều trị dự phòng bệnh Dại, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế và sức khỏe người dân.

Trước nguy cơ dịch bệnh Cúm gia cầm, bệnh dại xuất hiện, lây lan trên diện rộng và nguy cơ xâm nhiễm của vi rút Cúm gia cầm do quá trình nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm. Để chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh Cúm gia cầm, đặc biệt không để xảy ra trường hợp nhiễm, tử vong vì bệnh Cúm gia cầm trong thời gian tới, Chủ tịch UBND thị trấn yêu cầu các tổ dân phố, các ngành có liên quan tập trung các nguồn lực và khẩn trương thực hiện những nội dung sau:

1. Đối với các tổ dân phố:

Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động giám sát gia cầm có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, nhân viên thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tuyệt đối không buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác gia cầm, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, báo cáo dịch bệnh theo quy định; hằng ngày vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất, vôi bột tại khu vực nuôi gia cầm, chủ động áp dụng.

Tổ chức phân công lực lượng tăng cường giám sát dịch bệnh đến từng hộ gia đình nhằm phát hiện và xử lý sớm các ổ dịch trên gia cầm; báo cáo tình hình dịch bệnh kịp thời về UBND thị trấn khi phát hiện các ổ dịch trên đàn gia cầm để có biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả.

Tuyên truyền, hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn khu phố tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng dịch, tiêm phòng vắc xin Cúm cho đàn gia cầm; thường xuyên vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại nhằm hạn chế triệt để nguồn gây bệnh.

Tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024 tại khu phố, đặc biệt tổ chức rà soát tổng đàn gia cầm trên địa bàn, thực hiện tiêm phòng triệt để vắc xin Cúm gia cầm đối với đàn gia cầm trên địa bàn tổ dân phố.

2. Công chức Địa chính - NN, nhân viên khuyến nông, nhân viên thú y

Tham mưu, đôn đốc thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch thị trấn phụ trách các khu phố tăng cường giám sát dịch bệnh Cúm gia cầm và các loại dịch bệnh khác từ động vật nhất là các dịch bệnh lây từ động vật sang người tại các khu phố, kịp thời báo cáo về BCĐ thị trấn những ổ dịch cúm gia cầm phát sinh trên địa bàn khu phố.

Hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng dịch, tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm cho đàn gia cầm.

Xây dựng kế hoạch dự phòng chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, vật tư, hoá chất để chủ động phòng chống khi có dịch bệnh xảy ra.

Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024.

3. Công chức văn hóa, Đài truyền thanh thị trấn

Tăng cường tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh về tình hình dịch bệnh; không sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc và gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch; sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh và các biện pháp phòng, chống dịch Cúm gia cầm để người dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh.

4. Thành viên BCĐ các tổ dân phố

Thành viên BCĐ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm thị trấn trên cơ sở địa bàn được phân công phụ trách tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các khu phố.

Yêu cầu các tổ dân phố, thành viên BCĐ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm thị trấn và các ngành liên quan tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung tại Công văn này.

Thị trấn Triệu Sơn: tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Dại, cúm gia cầm

Đăng lúc: 25/03/2024 00:00:00 (GMT+7)

Ngày 04/3/2024, UBND thị trấn Triệu Sơn ban hành công văn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Dại, cúm gia cầm. Nội dung công văn như sau

 Thực hiện Công văn số 515/UBND - NN ngày 26/02/2024 của UBND huyện Triệu Sơn về việc tập trung tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm, bệnh dại.

Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương, trong năm 2023, cả nước đã xuất hiện 20 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1 tại 17 huyện của 11 tỉnh, thành phố với số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 36.606 con; trong các tháng đầu năm 2024 đã xảy ra các ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1 tại các tỉnh Bắc Ninh, Ninh Bình, Tiền Giang và Long An với số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy bắt buộc là trên 6.600 con. Bệnh dại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa những tháng cuối năm  2023 và đầu năm 2024 đã xảy ra 04 ổ bệnh Dại, làm 2 người chết và 86 người phơi nhiễm, hàng năm có khoảng 10.000 người phải điều trị dự phòng bệnh Dại, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế và sức khỏe người dân.

Trước nguy cơ dịch bệnh Cúm gia cầm, bệnh dại xuất hiện, lây lan trên diện rộng và nguy cơ xâm nhiễm của vi rút Cúm gia cầm do quá trình nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm. Để chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh Cúm gia cầm, đặc biệt không để xảy ra trường hợp nhiễm, tử vong vì bệnh Cúm gia cầm trong thời gian tới, Chủ tịch UBND thị trấn yêu cầu các tổ dân phố, các ngành có liên quan tập trung các nguồn lực và khẩn trương thực hiện những nội dung sau:

1. Đối với các tổ dân phố:

Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động giám sát gia cầm có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, nhân viên thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tuyệt đối không buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác gia cầm, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, báo cáo dịch bệnh theo quy định; hằng ngày vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất, vôi bột tại khu vực nuôi gia cầm, chủ động áp dụng.

Tổ chức phân công lực lượng tăng cường giám sát dịch bệnh đến từng hộ gia đình nhằm phát hiện và xử lý sớm các ổ dịch trên gia cầm; báo cáo tình hình dịch bệnh kịp thời về UBND thị trấn khi phát hiện các ổ dịch trên đàn gia cầm để có biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả.

Tuyên truyền, hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn khu phố tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng dịch, tiêm phòng vắc xin Cúm cho đàn gia cầm; thường xuyên vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại nhằm hạn chế triệt để nguồn gây bệnh.

Tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024 tại khu phố, đặc biệt tổ chức rà soát tổng đàn gia cầm trên địa bàn, thực hiện tiêm phòng triệt để vắc xin Cúm gia cầm đối với đàn gia cầm trên địa bàn tổ dân phố.

2. Công chức Địa chính - NN, nhân viên khuyến nông, nhân viên thú y

Tham mưu, đôn đốc thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch thị trấn phụ trách các khu phố tăng cường giám sát dịch bệnh Cúm gia cầm và các loại dịch bệnh khác từ động vật nhất là các dịch bệnh lây từ động vật sang người tại các khu phố, kịp thời báo cáo về BCĐ thị trấn những ổ dịch cúm gia cầm phát sinh trên địa bàn khu phố.

Hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng dịch, tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm cho đàn gia cầm.

Xây dựng kế hoạch dự phòng chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, vật tư, hoá chất để chủ động phòng chống khi có dịch bệnh xảy ra.

Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024.

3. Công chức văn hóa, Đài truyền thanh thị trấn

Tăng cường tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh về tình hình dịch bệnh; không sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc và gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch; sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh và các biện pháp phòng, chống dịch Cúm gia cầm để người dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh.

4. Thành viên BCĐ các tổ dân phố

Thành viên BCĐ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm thị trấn trên cơ sở địa bàn được phân công phụ trách tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các khu phố.

Yêu cầu các tổ dân phố, thành viên BCĐ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm thị trấn và các ngành liên quan tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung tại Công văn này.