Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
272439

Cựu chiến binh Lê Thanh Tuân, Phố Bà Triệu Thị Trấn Triệu Sơn, Người vinh dự được tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Ngày 28/04/2020 15:42:34

Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, trong không khí hân hoan của cả nước chào mừng kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng miền nam 30/4/1975-30/4/2020. Trong niềm vui xúc động và dâng trào cảm xúc, những người lính năm xưa cùng vào sinh ra tử nơi chiến trường miền nam ác liệt mà anh dũng lại bâng khuâng nhớ về những năm tháng không thể nào quên, nhớ về thời khắc thiêng liêng lịch sử khi chiếc xe tăng của Quân đội nhân dân Việt Nam húc đổ cánh cổng và cắm lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh độc lập đánh dấu ngày nam bắc sum họp, đất nước thống nhất.

Theo chân các đồng chí cán bộ hội Cựu chiến binh Thị Trấn Triệu Sơn, Tôi đến thăm gia đình Cựu chiến binh Lê Thanh Tuân, Phố Bà Triệu, một trong những người lính vinh dự được tham gia vào chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, được kề vai sát cánh cùng đồng đội trong trận đánh cuối cùng tiến vào Dinh độc lập, giải phóng miền nam thống nhất đất nước.
CIMG5626.JPG

CIMG5622.JPG
 Đồng chí  Lê Hữu Tiên, PCT Hội CCB Thị Trấn và cán bộ chi hội phố Bà Triệu đến thăm mô hình phát triển kinh tế của CCB Lê Thanh Tuân.
 
Nhâm nhi bên ly trà nóng cùng những người đồng đội, Bác Tuân không sao giấu nổi sự xúc động khi kể về những gian khổ, hy sinh, những chiến công mà Bác và những đồng đội đã trải qua. Sinh năm 1948, năm 1965 trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang bước vào thời khắc cam go, quyết liệt nhất, người thanh niên trẻ Lê Thanh Tuân ngày đó đã hăng hái lên đường nhập ngũ, vào Trung đoàn 68, đơn vị Pháo Binh của Sư đoàn 304, sau thời gian huấn luyện bác Tuân được chuyển sang Tiểu đoàn 18 Thông tin thuộc Sư đoàn 304 và hành quân vào chiến đấu tại mặt trận Khe Sanh- Quảng trị, liên tục trong 5 năm Bác và các đồng đội đã chiến đấu, hy sinh để giữa từng tấc đất nơi Thành cổ, cũng tại nơi này Bác đã bị thương, sau khi điều trị Bác tiếp tục cùng đồng đội chiến đấu, năm 1973 đơn vị của Bác tham gia chiến đấu tại Đà Nẵng và sau đó năm 1975 tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Bác trực tiếp chiến đấu tại mặt trận Long Bình, Nước Trong với nhiệm vụ làm thông tin cho Sư đoàn.
Nhắc về thời khắc lịch sử khi xe tăng của Quân đội ta, cán đổ cánh cổng Dinh độc lập, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Trong niềm vui chiến thắng, Bác và những người đồng đội của mình hân hoan, vỡ ào , nghẹn ngào trong cảm xúc, bởi biết bao hy sinh, gian khổ của những năm tháng chiến đấu, và cũng bởi biết bao sự kỳ vọng mơ ước về một ngày chiến thắng nay đã thành sự thật.
Sau chiến dịch Hồ Chí Minh Lịch sử, bác Tuân Tiếp tục tham gia công tác trong quân đội, sau đó năm 1977 chuyển ngành, năm 1979 bác tiếp tục nhập ngũ trở lại, sau đó chuyển về công tác tại huyện đội Nông Cống và Huyện đội Triệu Sơn cho đến khi nghỉ hưu.
Trở về với cuộc sống đời thường, mang trên mình thương tật là thương binh hạng 3/4 song phát huy phẩm chất người lính Cụ Hồ, Bác tiếp tục cùng gia đình vợ con vươn lên trong cuộc sống, bắt tay vào làm kinh tế gia đình, hiện tại gia đình Bác chăn nuôi trên 100 con gà vịt, gần 2 sào ao nuôi cá, trồng bưởi diễn và nuôi 40 đàn ong vừa bán mật và vừa bán ong giống. Bác cho biết hàng năm sau khi trừ chi phí, gia đình Bác có thu nhập khoảng 60-80 triệu đồng. So với các mô hình phát triển kinh tế khác, giá trị thu nhập của gia đình Bác không lớn, song trong điều kiện của Bác là một thương binh, thì nó lại có ý nghĩa rất to lớn, đóng góp, cổ vũ phong trào hoạt động chung của hội CCB nói chung và là tấm gương vươn lên để các Đoàn viên thanh niên học tập và làm theo.
Ánh nắng và ngày đầu hè trải dài trên con đường của khu phố, Cựu chiến binh Lê Thanh Tuân lại rong rổi trên chiếc xe máy đi thăm đàn ong của gia đình, rồi đi thăm hỏi bạn bè, anh em đồng đội cũ cùng nhau ôn lại những kỷ niệm chiến đấu năm xưa, động viên nhau cùng vươn lên trong lao động sản xuất, phát huy vai trò gương mẫu trong các phong trào thi đua, tham gia phát triển kinh tế gia đình; " hát mãi khúc quân hành của người lính thời đại Hồ Chí Minh".
                                                                                                  Thùy Dung- Đài TT Triệu Sơn
 

Cựu chiến binh Lê Thanh Tuân, Phố Bà Triệu Thị Trấn Triệu Sơn, Người vinh dự được tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Đăng lúc: 28/04/2020 15:42:34 (GMT+7)

Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, trong không khí hân hoan của cả nước chào mừng kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng miền nam 30/4/1975-30/4/2020. Trong niềm vui xúc động và dâng trào cảm xúc, những người lính năm xưa cùng vào sinh ra tử nơi chiến trường miền nam ác liệt mà anh dũng lại bâng khuâng nhớ về những năm tháng không thể nào quên, nhớ về thời khắc thiêng liêng lịch sử khi chiếc xe tăng của Quân đội nhân dân Việt Nam húc đổ cánh cổng và cắm lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh độc lập đánh dấu ngày nam bắc sum họp, đất nước thống nhất.

Theo chân các đồng chí cán bộ hội Cựu chiến binh Thị Trấn Triệu Sơn, Tôi đến thăm gia đình Cựu chiến binh Lê Thanh Tuân, Phố Bà Triệu, một trong những người lính vinh dự được tham gia vào chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, được kề vai sát cánh cùng đồng đội trong trận đánh cuối cùng tiến vào Dinh độc lập, giải phóng miền nam thống nhất đất nước.
CIMG5626.JPG

CIMG5622.JPG
 Đồng chí  Lê Hữu Tiên, PCT Hội CCB Thị Trấn và cán bộ chi hội phố Bà Triệu đến thăm mô hình phát triển kinh tế của CCB Lê Thanh Tuân.
 
Nhâm nhi bên ly trà nóng cùng những người đồng đội, Bác Tuân không sao giấu nổi sự xúc động khi kể về những gian khổ, hy sinh, những chiến công mà Bác và những đồng đội đã trải qua. Sinh năm 1948, năm 1965 trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang bước vào thời khắc cam go, quyết liệt nhất, người thanh niên trẻ Lê Thanh Tuân ngày đó đã hăng hái lên đường nhập ngũ, vào Trung đoàn 68, đơn vị Pháo Binh của Sư đoàn 304, sau thời gian huấn luyện bác Tuân được chuyển sang Tiểu đoàn 18 Thông tin thuộc Sư đoàn 304 và hành quân vào chiến đấu tại mặt trận Khe Sanh- Quảng trị, liên tục trong 5 năm Bác và các đồng đội đã chiến đấu, hy sinh để giữa từng tấc đất nơi Thành cổ, cũng tại nơi này Bác đã bị thương, sau khi điều trị Bác tiếp tục cùng đồng đội chiến đấu, năm 1973 đơn vị của Bác tham gia chiến đấu tại Đà Nẵng và sau đó năm 1975 tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Bác trực tiếp chiến đấu tại mặt trận Long Bình, Nước Trong với nhiệm vụ làm thông tin cho Sư đoàn.
Nhắc về thời khắc lịch sử khi xe tăng của Quân đội ta, cán đổ cánh cổng Dinh độc lập, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Trong niềm vui chiến thắng, Bác và những người đồng đội của mình hân hoan, vỡ ào , nghẹn ngào trong cảm xúc, bởi biết bao hy sinh, gian khổ của những năm tháng chiến đấu, và cũng bởi biết bao sự kỳ vọng mơ ước về một ngày chiến thắng nay đã thành sự thật.
Sau chiến dịch Hồ Chí Minh Lịch sử, bác Tuân Tiếp tục tham gia công tác trong quân đội, sau đó năm 1977 chuyển ngành, năm 1979 bác tiếp tục nhập ngũ trở lại, sau đó chuyển về công tác tại huyện đội Nông Cống và Huyện đội Triệu Sơn cho đến khi nghỉ hưu.
Trở về với cuộc sống đời thường, mang trên mình thương tật là thương binh hạng 3/4 song phát huy phẩm chất người lính Cụ Hồ, Bác tiếp tục cùng gia đình vợ con vươn lên trong cuộc sống, bắt tay vào làm kinh tế gia đình, hiện tại gia đình Bác chăn nuôi trên 100 con gà vịt, gần 2 sào ao nuôi cá, trồng bưởi diễn và nuôi 40 đàn ong vừa bán mật và vừa bán ong giống. Bác cho biết hàng năm sau khi trừ chi phí, gia đình Bác có thu nhập khoảng 60-80 triệu đồng. So với các mô hình phát triển kinh tế khác, giá trị thu nhập của gia đình Bác không lớn, song trong điều kiện của Bác là một thương binh, thì nó lại có ý nghĩa rất to lớn, đóng góp, cổ vũ phong trào hoạt động chung của hội CCB nói chung và là tấm gương vươn lên để các Đoàn viên thanh niên học tập và làm theo.
Ánh nắng và ngày đầu hè trải dài trên con đường của khu phố, Cựu chiến binh Lê Thanh Tuân lại rong rổi trên chiếc xe máy đi thăm đàn ong của gia đình, rồi đi thăm hỏi bạn bè, anh em đồng đội cũ cùng nhau ôn lại những kỷ niệm chiến đấu năm xưa, động viên nhau cùng vươn lên trong lao động sản xuất, phát huy vai trò gương mẫu trong các phong trào thi đua, tham gia phát triển kinh tế gia đình; " hát mãi khúc quân hành của người lính thời đại Hồ Chí Minh".
                                                                                                  Thùy Dung- Đài TT Triệu Sơn