Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
272439

Phòng chống an toàn mạng

Ngày 15/12/2022 14:45:12

Thông tin được hiểu là kết quả, là một dạng thức liên kết trong xã hội loài người bao gồm tất cả sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người, hình thành trong quả trình giao tiếp. Một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác, từ phương tiện truyền thông đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc qua quan sát các hiện tượng tự nhiên, xã hội…

Thông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức: nói, viết, dưới dạng điện tử… có ảnh hưởng đến đời sống xã hội, tác động đến nhận thức, tâm tư, tình cảm của con người. Thông tin cũng là đối tượng được tìm hiểu, nắm bắt để phục vụ nhu cầu của các chủ thể.
Thông tin mang đậm tính chủ quan của con người nên trước một sự việc, hiện tượng, với những mục đích khác nhau, thông tin sẽ biển dạng thành những nội dung khác nhau. Thông tin chỉ có giá trị cao khi đảm bảo được đầy đủ các thuộc tính với nhiều yểu cầu phức tạp đối với công tác quản lý, đặc biệt là đối với thông tin mạng do kỹ thuật truyền nhận và xử lý thông tin ngày càng phát triển, mức độ: rủi ro ngày càng lớn. Quản lý an toàn và sự rủi ro được gắn chặt với quản lý chất lượng. Khi đánh giá độ an toàn thông tin cần phải dựa trên phân tích các rủi ro, khả năng ứng phó, trình độ, năng lực của các chủ thể… Các đánh giá cần hài hoà với đặc tính, cấu trúc hệ thống và quá trình kiểm tra chất lượng.
Hiện nay, thông tin giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa tác động cũng như nó chi phối mạnh mẽ đến đời sống con người, đặc biệt là nhũng thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật quân sự, bí mật kinh tế… Từ đó, thúc đấy nhu cầu tìm kiếm, thu thập thông tin và biến thông tin thành một dạng hàng hóa đặc biệt hình thành mối quan hệ trao đổi, buôn bán giữa chủ thế có thông tin và chủ thể cần thông tin.
Công nghệ thông tin khi đang càng phát triển thì mức độ phụ thuộc của con người vào hệ thống thông tin càng cao và trở thành một công cụ đặc biệt quan trọng trong các hoạt động của danh nghiệp, dịch vụ trực tuyến, chính phủ điện tử… Điều này mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế, văn hóa, tư tưởng… từ đó việc bảo đảm an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng nhằm mục đích để giảm thiếu sự tổn thương và hậu quả có thể xảy đến trong đời sống xã hội.
2. Nội dung về phòng, chống an toàn thông tin trên không gian mạng:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) thì thuật ngữkhông gian mạngđược quy định nội dung sau: “Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viên thông, mạng Internet, mạng máy tỉnh, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điêu khiên thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian”.
Vi phạm pháp luật trên không gian mạng được hiểu cơ bản chínhlà hành vi nguy hiểm cho xã hộidiễn ra trên không gian mạng do cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm thực hiện cô ý hoặc vô ý xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến những quan hệ. xã hội được pháp luật bảo vệ. Vi phạm pháp luật bao gồm vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm hình sự như: tuyên truyền chốngNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tuyên truyền, kích động bạo loạn, phá rối an ninh,gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống…
Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạngđược hiểu là một chỉnh thể thốngnhất các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tố chức, cá nhân.
Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng trên thực tế không chỉ hướng đến làm thất bại các hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên không gian mạng mà còn bao hàm cả phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ đe dọa, mối đe dọa, không để hình thành hành vi trên thực tế.
Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, cụ thể đó là các hoạt động sau:
– Phòng ngừa được hiểu là hoạt động nhằm mục đích chính là để có thể triệt tiêu những nguyên nhân, hạn chếnhững điều kiện phát sinh, phát triển các hành vi vi phạm pháp luật và các đối phương thực hiện các hành vi đó. Hoạt động phòng ngừa diễn ra thường xuyên liên tục.
– Phát hiện được hiểu là tìm kiếm, điều tra, nghiên cứu, phân tích, đánh giá nhằmxác định đầy đủ, chính xác, toàn diện âm mưu, phương thức, thủ đoạn, hành vi, đối tượng, địa bàn hoạt động diễn ra vi phạm pháp luật. Hoạt động phát hiện được tiến hành thông qua các biện pháp công khai hoặc bí mật.
– Ngăn chặn được hiểu là các hoạt động không để hành vi vi phạm pháp luật tiêpdiễn trên thực tế, khắc phục nhanh chóng hậu quả. Hoạt động ngăn chặn đòi hỏi phải tiến hành ngay khi phát hiện hành vi.
– Đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật làịcác hoạt động mangtính nghiệp vụ nhằm làm thât bại âm mưu, hoạt động vi phạm phạp luật và đưa chúng ra xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đây là khâu cuối cùng trong tổng thể công tác, quyết định sự thành bại trong bảo vệ an ninh mạng.
Ban biên tập .

 

Phòng chống an toàn mạng

Đăng lúc: 15/12/2022 14:45:12 (GMT+7)

Thông tin được hiểu là kết quả, là một dạng thức liên kết trong xã hội loài người bao gồm tất cả sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người, hình thành trong quả trình giao tiếp. Một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác, từ phương tiện truyền thông đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc qua quan sát các hiện tượng tự nhiên, xã hội…

Thông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức: nói, viết, dưới dạng điện tử… có ảnh hưởng đến đời sống xã hội, tác động đến nhận thức, tâm tư, tình cảm của con người. Thông tin cũng là đối tượng được tìm hiểu, nắm bắt để phục vụ nhu cầu của các chủ thể.
Thông tin mang đậm tính chủ quan của con người nên trước một sự việc, hiện tượng, với những mục đích khác nhau, thông tin sẽ biển dạng thành những nội dung khác nhau. Thông tin chỉ có giá trị cao khi đảm bảo được đầy đủ các thuộc tính với nhiều yểu cầu phức tạp đối với công tác quản lý, đặc biệt là đối với thông tin mạng do kỹ thuật truyền nhận và xử lý thông tin ngày càng phát triển, mức độ: rủi ro ngày càng lớn. Quản lý an toàn và sự rủi ro được gắn chặt với quản lý chất lượng. Khi đánh giá độ an toàn thông tin cần phải dựa trên phân tích các rủi ro, khả năng ứng phó, trình độ, năng lực của các chủ thể… Các đánh giá cần hài hoà với đặc tính, cấu trúc hệ thống và quá trình kiểm tra chất lượng.
Hiện nay, thông tin giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa tác động cũng như nó chi phối mạnh mẽ đến đời sống con người, đặc biệt là nhũng thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật quân sự, bí mật kinh tế… Từ đó, thúc đấy nhu cầu tìm kiếm, thu thập thông tin và biến thông tin thành một dạng hàng hóa đặc biệt hình thành mối quan hệ trao đổi, buôn bán giữa chủ thế có thông tin và chủ thể cần thông tin.
Công nghệ thông tin khi đang càng phát triển thì mức độ phụ thuộc của con người vào hệ thống thông tin càng cao và trở thành một công cụ đặc biệt quan trọng trong các hoạt động của danh nghiệp, dịch vụ trực tuyến, chính phủ điện tử… Điều này mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế, văn hóa, tư tưởng… từ đó việc bảo đảm an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng nhằm mục đích để giảm thiếu sự tổn thương và hậu quả có thể xảy đến trong đời sống xã hội.
2. Nội dung về phòng, chống an toàn thông tin trên không gian mạng:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) thì thuật ngữkhông gian mạngđược quy định nội dung sau: “Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viên thông, mạng Internet, mạng máy tỉnh, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điêu khiên thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian”.
Vi phạm pháp luật trên không gian mạng được hiểu cơ bản chínhlà hành vi nguy hiểm cho xã hộidiễn ra trên không gian mạng do cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm thực hiện cô ý hoặc vô ý xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến những quan hệ. xã hội được pháp luật bảo vệ. Vi phạm pháp luật bao gồm vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm hình sự như: tuyên truyền chốngNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tuyên truyền, kích động bạo loạn, phá rối an ninh,gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống…
Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạngđược hiểu là một chỉnh thể thốngnhất các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tố chức, cá nhân.
Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng trên thực tế không chỉ hướng đến làm thất bại các hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên không gian mạng mà còn bao hàm cả phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ đe dọa, mối đe dọa, không để hình thành hành vi trên thực tế.
Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, cụ thể đó là các hoạt động sau:
– Phòng ngừa được hiểu là hoạt động nhằm mục đích chính là để có thể triệt tiêu những nguyên nhân, hạn chếnhững điều kiện phát sinh, phát triển các hành vi vi phạm pháp luật và các đối phương thực hiện các hành vi đó. Hoạt động phòng ngừa diễn ra thường xuyên liên tục.
– Phát hiện được hiểu là tìm kiếm, điều tra, nghiên cứu, phân tích, đánh giá nhằmxác định đầy đủ, chính xác, toàn diện âm mưu, phương thức, thủ đoạn, hành vi, đối tượng, địa bàn hoạt động diễn ra vi phạm pháp luật. Hoạt động phát hiện được tiến hành thông qua các biện pháp công khai hoặc bí mật.
– Ngăn chặn được hiểu là các hoạt động không để hành vi vi phạm pháp luật tiêpdiễn trên thực tế, khắc phục nhanh chóng hậu quả. Hoạt động ngăn chặn đòi hỏi phải tiến hành ngay khi phát hiện hành vi.
– Đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật làịcác hoạt động mangtính nghiệp vụ nhằm làm thât bại âm mưu, hoạt động vi phạm phạp luật và đưa chúng ra xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đây là khâu cuối cùng trong tổng thể công tác, quyết định sự thành bại trong bảo vệ an ninh mạng.
Ban biên tập .